Năm 2021 đang chứng kiến giá phân bón tăng nhanh và mạnh nhất trong lịch sử. Nếu tính từ thời điểm tháng 05/2020 đến tháng 09/2021 thì phân ure đã tăng 121%, phân DAP tăng 125%, phân lân tăng 130%. Trong tháng 10/2021 phân bón lại tiếp tục tăng và lập đỉnh mới, trong khi tình hình nguồn cung thế giới nhất là Trung Quốc lại bị xiết chặt thì giá phân bón các tháng cuối năm 2021 dự kiến tiếp tục tăng mạnh.

Giá phân nguyên liệu tăng làm đội giá thành sản xuất phân bón NPK, nhóm sản phẩm được sử dụng rất phổ biến trên cây ăn trái tại ĐBSCL. Bên cạnh đó, tình hình giá xăng dầu, chi phí vận chuyển quốc tế và trong nước cũng tăng mạnh khiến cho giá phân bón NPK nhập và nội địa cũng “nhảy múa” liên tục theo chiều hướng tăng. Các dòng sản phẩm NPK phổ biến cho cây ăn trái như 16-16-8, 20-20-15, 30-10-10, 20-15-5, 16-16-16 hay phân chuyên dùng đều tăng mạnh. Đối với các sản phẩm nội địa cũng đã tăng từ 50-70% so với cùng kỳ, trong khi đó các dòng NPK nhập khẩu thì nguồn cung cực kỳ khan hiếm và giá bán cũng đã tăng 80-100% so với cùng kỳ. Nếu tính đơn giản, bà con đang phải trả gấp đôi tiền phân bón để mua được 1 bao phân bón cho vườn cây trái của mình.

Giá phân bón thì liên tục tăng, nhưng giá trái cây trong nước thì lại đi theo chiều ngược lại. Do tình hình dịch Covid 19 nên xuất khẩu trái cây bị ảnh hưởng rất lớn, nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng giảm nên hầu hết các loại trái cây chủ lực như xoài, bưởi, cam quýt, nhãn, chôm chôm, thanh long…đều giảm giá mạnh và chưa có dấu hiệu phục hồi. Vào thời điểm dịch bùng phát mạnh trong tháng 5-9/2021 thậm chí nhà vườn trồng cây ăn trái không tiêu thụ trái cây được, tình trạng giải cứu trái cây liên tục được cập nhật trên nhiều phương tiện báo chí.

Trước tình hình đó, bà con nhà vườn đã và đang tiết kiệm tối đa chi phí canh tác, nhất là phân bón cho vườn cây có mình. Điều này sẽ giúp bà con nông dân tiết kiệm chi phí đầu tư nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của cây, lẫn của đất vườn. Chúng ta đều biết rằng cây ăn trái là cây lâu năm, chăm bón không tốt thời điểm hiện tại sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trong tương lại. Do vậy, mặc dù tình hình đang hết sức khó khăn, nhưng bà con cũng nên tìm cách để quản lý vườn hiệu quả hơn, đồng ý tiết kiệm phân bón nhưng phải đảm bảo được hiệu quả. Để khi giá trái cây phục hồi, chắc sẽ sớm trong năm 2022 thôi nên từ bây giờ bà con nhà vườn chúng ta phải có bước chuẩn bị trước cho những vụ mùa trái cây trĩu quả.

Để chuẩn bị cho giai đoạn mùa khô sắp tới, chúng tôi gợi ý một số giải pháp kỹ thuật canh tác sau để tối đa hiệu quả sử dụng phân bón cho vườn cây ăn trái ở ĐBSCL.

1. Tận dụng nguồn dưỡng chất tại chổ: trãi qua mùa mưa nhiều dưỡng chất đã bị rữa trôi xuống dưới các mương trong vườn, vì thế khi hết mùa mưa bà con nên tiến hành vét bùn để bồi lên liếp. Có thể bồi một lớp mỏng 2-3cm khắp mặt liếp để cung cấp lại nguồn dưỡng chất cho vườn cây, cách làm này rất hiệu quả vừa giúp cải tạo mương để chứa nước trong mùa khô, vừa giúp cho nền đất liếp tốt hơn rất nhiều.

2. Tiến hành cắt tỉa vườn cây: mạnh dạng cắt tìa vườn cho cho thông thoáng, hạn chế các cành, chồi không cho trái, cành sâu bệnh, cuốn trái… để tập trung dinh dưỡng nuôi cành chính. Sau khi cắt tỉa nên gom các cành lá này lại để ủ phân hữu cơ sau đó bón lại cho cây.

3. Cải tạo vườn: phần lớn các vườn chuyên canh bị thiếu hụt phân hữu cơ và pH thấp nên làm cho độ hữu dụng của các chất dinh dưỡng trong đất bị giảm đi rất nhiều, hơn nữa hiệu suất sử dụng phân bón NPK khi bà con bón vào cũng thấp. Vì thế, để giúp cây lấy được dinh dưỡng từ đất mẹ, hạn chế thất thoát phân bón trong tình hình giá phân bón tăng cao thì cải tạo vườn là biện pháp kỹ thuật cực kỳ quan trọng.

Bà con có thể tiến hành bón vôi 300-500kg/ha (rải đều trên mặt liếp), hoặc phân bón nhiều Canxi như Đầu Trâu Mặn phèn (200g – 500g/gốc xung quanh tán cây, tuỳ cây nhỏ hay lớn mà gia giảm liều lượng cho phù hợp) để nâng cao pH đất góp phần tăng hữu dụng của các dưỡng chất trong đất.

4. Sử dụng các dòng phân bón nội địa chất lượng tốt: so với NPK nhập hoặc phân đơn thì tỉ lệ tăng giá phân NPK nội địa ví dụ như phân bón Đầu Trâu thấp hơn rất nhiều. Các dòng NPK này so với hàng nhập khẩu có lợi thế về giá thành do sản xuất trong nước, đồng thời thành phần được cân đối đầy đủ các dưỡng chất đa lượng, trung lượng và vi lượng phù hợp với cây ăn trái. Ngoài ra, những sản phẩm cải tiến với công nghệ mới hiện nay còn chứa nhiều chất bổ sung giúp tăng hiệu suất sử dụng phân bón lên rất đáng kể.

Đối với phân bón cho cây ăn trái, bà con có thể sử dụng bộ sản phẩm chuyên dùng cho cây ăn trái bao gồm Đầu Trâu AT1, AT2, AT3. Bộ 3 sản phẩm chứa các dưỡng chất theo 3 giai đoạn quan trọng nhất của cây ăn trái bao gồm sinh trưởng (cây đang lớn hoặc sau thu hoạch), ra hoa và nuôi trái.

Liều lượng sử dụng như sau:

  • Đầu Trâu AT1: bón thúc sau thu hoạch với liều lượng 200 g – 1kg/gốc/lần
  • Đầu Trâu AT2: bón thúc ra hoa với liều lượng 200 g – 500g/gốc/lần
  • Đầu Trâu AT3: bón thúc nuôi trái với liều lượng 200-500g/gốc/lần, bón 2-3 lần giai đoạn nuôi trái tuỳ theo thời gian sinh trưởng của trái.

Lưu ý: nên bón theo tán cây, vùi phân vào vùng rễ non, tưới đủ nước và gia giảm lượng phân bón cho phù hợp với tuổi và tình hình sinh trưởng của từng cây.

5. Hạn chế lạm dụng chế phẩm bổ sung: thực tế nhà vườn đang sử dụng rất nhiều các dòng chế phẩm bổ sung ví dụ như humic, phân bón dinh dưỡng dạng nước, phân bón trung vi lượng, amino acid, hormon sinh trưởng…Các dạng này có thể xem như thực phẩm chức năng, có thì tốt hơn nên trong giai đoạn cần cân đối chi phí đầu tư thì cũng nên hạn chế bón ở mức không cần thiết. Chỉ cần sử dụng đúng các dạng phân chuyên dùng cho cây ăn trái như trên, cải tạo môi trường đất tốt đã giúp cho vườn cây chúng ta đạt năng suất và chất lượng tốt rồi.

Chúc bà con nhà vườn tiết kiệm chi phí phân bón hiệu quả, trúng mùa, trúng giá./.

 

ThS. Huy Hồ

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền: