PHÂN KALI TĂNG MẠNH, BÍ QUYẾT ĐỂ TIẾT KIỆM NHƯNG HIỆU QUẢ
https://www.youtube.com/watch?v=IA02IAs7EmY&t=4s
Nếu như đạm là dưỡng cho năng suất, thì Kali là dưỡng chất cho chất lượng nên liên từ những năm 80 đến nay nhập khẩu kali về Việt Nam tăng liên tục, những năm gần đây trên dưới cả triệu tấn/năm.
Đây từng được xem là loại phân cung cấp Kali cho cây trồng rẻ tiền nhất, nhưng năm nay thì khác. Giá phân KCl tăng liên tục từ đầu năm do giá thành sản xuất tăng, nguồn cung khan hiếm. Đầu năm đi mua bao phân KCl tốn khoảng 420.000-450.000đ thì cuối năm phải trả 800.000đ/bao, tăng gấp đôi và còn khả năng tăng nữa do thị trường thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi.
Kali tăng đồng thời Ure và DAP cũng tăng nên làm cho giá phân NPK cũng phải tăng theo vì cả 3 đều là nguyên liệu chính để sản xuất. Trước mắt là chúng ta sẽ phải chi nhiều tiền hơn để mua phân bón, trong khi giá lúa, trái cây vẫn còn khá bấp bênh nên để có lời bà con cần phải cân nhắc thật kỹ về chi phí đầu tư, đồng thời áp dụng các giải pháp canh tác để giữ năng suất, chất lượng các loại nông sản.
Đầu tiên là bón bao nhiêu Kali cho cây trồng hợp lý: Kali là dưỡng chất khá đặc biệt, theo chúng tôi biết thì cây trồng hấp thu không giới hạn, nhưng nếu làm dụng Kali thì cũng gây ra nhiều vấn đề:
- Tốn tiền, tăng chi phí, giảm lợi nhuận
- Ảnh hưởng đến sự hữu dụng hay nói cách khác là làm thiếu hụt các chất khác bao gồm Canxi, Mg, đạm…
- Ảnh hưởng đến pH đất: Kali được xem là phân sinh lý chua và bón nhiều có thể phóng thích Al, Fe ra dung dịch đất gây chua đất, gây độc cho rễ cây.
Đối với Kali có thể bón ở tất cả các giai đoạn của cây trồng, nhưng nên tập trung nhiều cho giai đoạn từ ra hoa đến thu hoạch. Trên cây lúa, lượng khuyến cáo bình quân hiện nay khoảng 20-25kg K2O, nếu làm tròn thì tương đương 1 bao KCl 61% hoặc 2 bao KCl 30%.
Trên cây ăn trái thì chỉ có các loại rau, cây họ đậu, chè có nhu cầu Kali ít còn lại đều cần nhiều Kali. Tuy nhiên, do trong thành phần KCl có Clor nên có một số cây trồng mẫn cảm với chất này như Sầu riêng, thuốc lá, cam, quýt nên cần phải cân nhắc khi bón nhất là vào các giai đoạn nuôi trái, hoặc sắp thu hoạch.
Thứ hai là làm thế nào để tiết kiệm được lượng bón những vấn đảm bảo năng suất các loại cây trồng.
Bà con biết là hầu hết các loại đất trồng hiện nay đều rất giàu Kali, có thể nói là sài không hết nhưng lại bị giữ trong keo đất, cây trồng không hấp thu được.
Đối với ruộng lúa:
- Sau vụ Đông Xuân tiến hành cải phơi đất, trường hợp các vụ khác hoặc đặc thù không cài ải được thì cố gắng cài xới sớm ngay sau khi thu hoạch để cho đất khô ráo, phun tricoderma hay vi khuẩn để phân giải rơm rạ. Ngâm đất khoảng 2 tuần, thay nước 1-2 lần trước khi tiến hành trục trạt, làm đất lần cuối để rửa độc chất, tạo điều kiện lý tưởng để Kali được phóng thích ra cho cây lúa sử dụng. Những vùng có thể lấy được phù sa trong mùa nước nổi thì cố gắng đưa nước vào ruộng.
- Bón vôi 300-500kg/ha hoặc bón lót phân giàu Canxi như Đầu Trâu Mặn Phèn 100-150kg/ha, đánh rãnh nước để xả phèn nhằm tăng pH đất và duy trì pH lý tưởng từ 5,5 trở lên để giúp tăng hữu dụng của Kali trong đất, khi lấy nước cần lưu ý kiểm tra pH để đảm bảo nguồn nước tưới pH không quá thấp ảnh hưởng đến pH của ruộng lúa.
- Trong điều kiện giá phân KCl cao thì mạnh dạn giảm lượng bón nếu đã áp dụng được 2 biện pháp canh tác trên, có thể giảm 50% hoặc thậm chí 100% lượng Kali cũng được. Bà con an tâm, Viện lúa ĐBSCL đã thí nghiệm không bón Kali 26 năm cũng không giảm năng suất lúa so với đối chứng.
- Khi giảm hoặc không bón Kali thì phải cân đối lại lượng phân đạm, tránh bón thừa để hạn chế sâu bệnh, đỗ ngã làm giảm năng suất, nên áp dụng sạ thưa không quá 120kg/ha để giúp lúa cứng cây, tăng hiệu suất quang hợp.
- Có thể phun Kali qua lá 1-2 lần từ trổ đều đến trước chín để giúp hạt lúa vào chắc tốt hơn. Nếu phun bằng KCl thì lưu ý nông độ không quá 1% để không cháy lá, hoặc phun bằng các dạng Kali khác theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Trên cây ăn trái, cây trồng cạn khác:
- Tận dụng nguồn rơm rạ rất giàu Kali cùng với xác bả hữu cơ từ thực vật khác, cũng như phân chuồng đểu ủ phân hữu co oai mục bón bổ sung nhằm cải tạo đất, tăng khả năng trao đổi trong đất để giúp cây trồng hấp thu Kali từ đất hiệu quả hơn.
- Tương tự cây lúa, nên bón bổ sung vôi hoặc phân bón khác giàu Canxi để tăng pH đất và cung cấp thêm Canxi cho cây trồng.
- Trên đất cát, đất phù xám bạc màu nên bón nhiều Kali, nếu được chia nhỏ thành nhiều lần bón để giảm thất thoát.
- Đối với vườn cây ăn trái ở ĐBSCL cũng dễ rửa trôi Kali xuống các mương vườn, vì thế hàng năm vào mùa nắng nên bồi bùn trả lại cho mặt líp, giữ cỏ để hạn chế rửa trôi dinh dưỡng trong đất.
Trước khi kết thúc video này chúng tôi nhắc thêm bà con nông dân cũng cần phải quan tâm kiểm tra kỹ phân Kali clorua hoặc các loại phân bón khác để đảm mua đúng sản phẩm tốt nhất. Thời gian trước đây thị trường cũng có nhiều loại kali giả, kali kém chất lượng đã được đưa tin trên các phương tiện báo chí. Cũng có nhiều thông tin hướng dẫn cách nhận diện bà con có thể xem thêm, hoặc chúng tôi sẽ chia sẻ ở các video khác. Nhưng với kinh nghiệm của mình một lời khuyên chân thành nhất là hãy chọn mua hàng ở các nơi bán hàng uy tín, có mối quan hệ tốt trong nhiều năm để đảm bảo, chọn lựa các sản phẩm quen thuộc, các thương hiệu lớn để được sự đảm bảo từ nhà sản xuất hoặc nhà phân phối.
Xem kỹ thành phần công bố và mẫu mã hạt phân, hiện tại thị trường phổ biến có 2 dạng Kali bột (Kali muối ớt) và Kali Miễng với hàm lượng K20 60-61% hay 30%. Có thể một số nơi cũng có KCl màu trắng từ nguồn sản xuất từ Lào nhập về nhưng ít phổ biến.
Khi sử dụng thì xem kỹ về bao bì, mẫu mã hạt phân xem lẫn theo dõi sinh trưởng và phát triển của cây trong quá trình sử dụng. Nếu có gì bất thường, nghi ngờ nên giữa lại mẫu bao và một ít mẫu phân bón để kiểm tra lại.
Bí Quyết Làm Nông, chúc đại thành công!
0 Bình luận